Chậm nói ở trẻ em

Khái niệm

CHẬM NÓI Ở TRẺ EM

(Thuật ngữ tiếng Anh: Speech delay)

Lời nói là sự diễn đạt bằng lời của ngôn ngữ một cách rõ ràng và bao gồm cả sự phát âm (cách chúng ta hình thành âm thanh và lời nói). Trong khi đó, ngôn ngữ là quá trình xử lý khái niệm được sử dụng để giao tiếp giữa các cá nhân. Ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ tiếp thu (hiểu) và ngôn ngữ biểu đạt (khả năng truyền đạt thông tin, cảm xúc, suy nghĩ và ý tưởng). Ngôn ngữ thường được nghĩ đến ở dạng lời nói, nhưng cũng có thể bao gồm dạng không lời (ngôn ngữ ký hiệu) và dạng văn bản. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ tập trung nói đến tình trạng chậm nói ở trẻ em.

Nói chung, một đứa trẻ được coi là chậm nói nếu sự phát triển lời nói của trẻ thấp hơn đáng kể so với tiêu chuẩn của trẻ cùng độ tuổi. Một đứa trẻ chậm nói vẫn có sự phát triển lời nói theo đúng trình tự các mốc phát triển nhưng với tốc độ chậm hơn so với sự phát triển của những trẻ bình thường. Tuy nhiên, sự phát triển ngôn ngữ là khác nhau giữa các trẻ do đó để xác định trẻ có bị chậm nói hay không, trước hết cần phải có kiến ​​thức cơ bản về các mốc phát triển ngôn ngữ và lời nói của trẻ. Lời nói bình thường phát triển qua các giai đoạn: thủ thỉ, bập bẹ, nhại lời, biệt ngữ, từ và sự kết hợp từ, hình thành câu trong khi ngôn ngữ bình thường tiến triển qua các giai đoạn hiểu và diễn đạt các khái niệm phức tạp hơn.

Cột mốc phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Bảng dưới đây thể hiện một số mốc quan trọng trong quá trình phát triển lời nói và ngôn ngữ của trẻ (McQuiston & Kloczko, 2011): 

Chậm nói là một vấn đề phổ biến ở trẻ nhỏ. Nó có thể là biểu hiện của nhiều rối loạn như khuyết tật trí tuệ, mất thính lực, rối loạn ngôn ngữ diễn đạt, thiếu hụt tâm lý xã hội, rối loạn phổ tự kỷ, chứng mất ngôn ngữ, bại não. Nó cũng có thể là tình trạng phát sinh do chứng chậm phát triển ngôn ngữ (developmental language delay) hoặc sử dụng song ngữ (bilingualism). Việc chậm nói còn có thể do suy giảm chức năng miệng, gặp các vấn đề về lưỡi (dính thắng lưỡi) hoặc vòm họng. Nhiều trẻ chậm nói có các vấn đề về vận động và miệng. Những điều này xảy ra khi có vấn đề trong các vùng não chịu trách nhiệm về lời nói khiến trẻ gặp khó khăn trong việc phối hợp môi, lưỡi và hàm để tạo ra âm thanh lời nói. Những đứa trẻ này cũng có thể gặp các vấn đề về vận động miệng khác chẳng hạn như các vấn đề về bú, nhai nuốt. điều tiết nước bọt. Tuy nhiên, một đứa trẻ chậm nói không đồng nghĩa với việc trẻ mắc phải một trong các tình trạng trên, mọi đánh giá và chẩn đoán phải được thực hiện bởi một người có chuyên môn.

Khi nào bố mẹ nên đưa bé đi khám ngôn ngữ?

Một em bé không phản ứng với âm thanh hoặc giọng nói nên được bác sĩ kiểm tra ngay lập tức. Nhưng thông thường, cha mẹ khó biết con mình có mất nhiều thời gian hơn một chút để đạt được mốc phát triển ngôn ngữ hoặc lời nói hay có vấn đề gì không. Cha mẹ có thể tìm gặp bác sĩ chuyên khoa nếu trẻ có một số biểu hiện dưới đây:

❎12 tháng: không sử dụng cử chỉ, chẳng hạn như chỉ tay hoặc vẫy tay chào tạm biệt

❎18 tháng: thích giao tiếp bằng cử chỉ hơn giọng nói; khó bắt chước âm thanh, gặp khó khăn khi hiểu các yêu cầu đơn giản bằng lời nói

❎ 2 tuổi: chỉ có thể bắt chước lời nói hoặc hành động và không tạo ra các từ hoặc cụm từ một cách tự phát; chỉ nói lặp đi lặp lại một số âm thanh hoặc từ và không thể sử dụng lời nói để giao tiếp; không thể làm theo các hướng dẫn đơn giản; có giọng nói bất thường (chẳng hạn như giọng khàn hoặc giọng mũi).

Tất cả trẻ em đều phát triển với tốc độ khác nhau – một số trẻ biết nói sớm, một số trẻ bắt đầu nói muộn hơn một chút. Nhưng sự chậm trễ cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy trẻ cần được hỗ trợ thêm. Ngoài sự hỗ trợ đến từ những người có chuyên môn như bác sĩ, chuyên viên can thiệp ngôn ngữ thì cha mẹ là một phần quan trọng trong việc hỗ trợ những trẻ chậm nói. Cha mẹ có thể khuyến khích trẻ bắt đầu nói chuyện bằng một số cách như:

🌱Nói chuyện với trẻ, hát, khuyến khích trẻ bắt chước âm thanh và cử chỉ

🌱Chơi các trò chơi tương tác như ú òa và hát các bài đồng dao.

🌱Đọc sách tranh cho trẻ nghe ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Cha mẹ nên tìm sách sách phù hợp với lứa tuổi hoặc sách tranh, không cần phải đọc từng từ mà chỉ cần nói về những gì mà mình nhìn thấy trong các bức tranh với con.

🌱Nói chậm rãi, rõ ràng và sử dụng những câu ngắn, đơn giản khi giao tiếp với trẻ. Nếu trẻ đã biết nói, hãy thử sử dụng những câu dài hơn 1-2 từ so với những câu mà trẻ tự sử dụng. Ví dụ, nếu con sử dụng câu khoảng 3 từ thì hãy nói chuyện với bé bằng các câu có 4-5 từ.

🌱Để trẻ dẫn dắt cuộc trò chuyện và giúp chúng mở rộng suy nghĩ của mình.

🌱Tạo cho trẻ nhiều cơ hội để nói chuyện, cho trẻ nhiều thời gian hơn khi trả lời các câu hỏi của cha mẹ. Ví dụ: Gọi tên các loại thực phẩm ở siêu thị, giải thích những gì mẹ đang làm khi nấu ăn hoặc dọn dẹp phòng, chỉ ra những đồ vật xung quanh nhà

Cũng có những điều cha mẹ/người chăm sóc có thể cố gắng tránh để giúp phát triển lời nói của trẻ:

🌱Tránh kiểm tra trẻ bằng cách hỏi ‘Đây là gì?’, vì trẻ học tốt hơn mà không bị áp lực.

🌱Đừng chỉ trích trẻ nếu chúng chưa thể phát âm một từ. Cha mẹ nên tự mình lặp lại từ đúng cách. Ví dụ, nếu trẻ chỉ vào một con mèo và nói ‘Ca’, hãy nói lại: “mèo, con mèo”.

🌱Giảm tiếng ồn xung quanh như TV để trẻ có thể nghe được các thành viên khác trong gia đình nói chuyện với nhau.

Chậm nói có thể có tác động đáng kể đến cuộc sống cá nhân, xã hội, học tập và sau này là nghề nghiệp. Nhận biết sớm và can thiệp thích hợp có thể hạn chế những thiếu hụt về cảm xúc, xã hội và nhận thức, ngoài ra còn có thể hỗ trợ phù hợp để trẻ cải thiện tình trạng.

Nội dung: Hồng Phúc

Hình ảnh: Lưu Hoa

Thông tin liên hệ

☎️_HOTLINE: 0978. 578 .595_

💥💥💥 Ths- Tâm lý học đường, Chuyên gia lượng giá khó khăn học tập Cô ThS Bùi Thị Huệ

📧Email: trilieualpha@gmail.com

📧 Email: buihue2509@gmail.com

🏨 CƠ SỞ 1: Số 41 đường D3, Khu Dân cư Nam Long, P. Phước Long B- TP Thủ Đức.

🏨 CƠ SỞ 2: Số 379 đường Man Thiện, P. Tăng Nhơn Phú A- TP Thủ Đức

Tài liệu tham khảo

Delayed Speech or Language Development (for Parents) – Nemours KidsHealth. (n.d.). Retrieved September 12, 2022, from https://kidshealth.org/en/parents/not-talk.html

Leung, A. K. C. (1999, June 1). Evaluation and Management of the Child with Speech Delay. Retrieved September 12, 2022, from https://www.aafp.org/pubs/afp/issues/1999/0601/p3121.html#:%7E:text=A%20delay%20in%20speech%20development,to%20maturation%20delay%20or%20bilingualism

McLaughlin, M. R. (2011b, May 15). Speech and Language Delay in Children. Retrieved September 12, 2022, from https://www.aafp.org/pubs/afp/issues/2011/0515/p1183.html#article-comment-area

McQuiston, S., & Kloczko, N. (2011, June 1). Speech and Language Development: Monitoring Process and Problems. Pediatrics in Review, 32(6), 230–239. https://doi.org/10.1542/pir.32-6-230

Speech development in children. (n.d.). Healthdirect. Retrieved September 19, 2022, from https://www.healthdirect.gov.au/speech-development-in-children#parents-help

Contact Us

error: